Cây ngữ đoạn Ngữ_đoạn

Nhiều học thuyết cú pháp và ngữ pháp minh họa cấu trúc câu bằng cách sử dụng 'cây' ngữ đoạn, cung cấp biểu đồ thể hiện cách các từ trong câu được gom nhóm và liên hệ với nhau. Cây ngữ đoạn cho thấy các từ, các ngữ đoạn và các tiểu cú[lower-alpha 2] tạo nên câu. Bất kì tổ hợp từ nào tương ứng với cây con hoàn chỉnh cũng có thể coi là ngữ đoạn.

Có hai nguyên lý đối chọi nhau để xây dựng cây, hai cái tạo ra hai loại cây: cây 'thành tố'[lower-alpha 3] và cây 'phụ thuộc'[lower-alpha 4], cả hai được minh họa dưới đây bằng một câu ví dụ. Bên trái là cây dựa trên tính thành tố, còn bên phải là cây dựa trên tính phụ thuộc:

Cây bên phải là dựa theo tính thành tố, ngữ pháp cấu trúc ngữ đoạn[lower-alpha 5], còn cây bên phải là theo ngữ pháp phụ thuộc. Các nhãn nút ở hai cây đánh dấu phạm trù cú pháp[lower-alpha 6] của các thành tố – hoặc thành phần 'từ' – khác nhau trong câu.

Trong cây thành tố, mỗi ngữ đoạn được đánh dấu bởi một nút ngữ đoạn (NP, PP, VP); và có tám ngữ đoạn được nhận biết bằng phép phân tích cấu trúc ngữ đoạn trong câu ví dụ. Mặt khác, cây phụ thuộc thì nhận biết ngữ đoạn dựa theo bất kì nút nào đặt tính phụ thuộc lên một nút khác. Và bằng cách phân tích phụ thuộc, có sáu ngữ đoạn trong câu đấy.

Hai cây này cùng với số đếm ngữ đoạn cho thấy rõ rằng học thuyết cú pháp khác nhau thì cách định tính xem tổ hợp từ nào là ngữ đoạn cũng khác nhau. Ở đây, cây thành tố thì nhận biết được ba ngữ đoạn mà cây phụ thuộc thì không thấy, đó là: "house at the end of the street", "end of the street", và "the end". Bằng kinh nghiệm có thể phân tích sâu hơn về hai kiểu ngữ pháp này, bao gồm cả tính thỏa đáng của chúng, bằng cách áp dụng các phép kiểm tra thành tố.

Liên quan